Trên thực tế, kinh doanh thực phẩm chức năng trực tuyến khá khó khăn.
Sự cạnh tranh của các Thương hiệu Thực phẩm chức năng ngày càng khốc liệt hơn vì lợi nhuận từ việc bán thực phẩm chức năng và vitamin là rất cao.
Đối với Facebook Ad, bạn có thể tránh được việc cạnh tranh khốc liệt. Nhưng đối với Google Ads, bạn cần phải trả phí để cạnh tranh với các vị trí đầu trong công cụ tìm kiếm (ví dụ Google).
Vì vậy, nếu bạn có lượng người truy cập ổn định với chi tiêu cao, thì chi phí cho mỗi lần nhấp chuột sẽ tăng vọt!
Mục tiêu của bài viết này là tìm ra những thách thức mà thương hiệu thực phẩm chức năng phải đối mặt khi dùng Google Ads, và làm thế nào để thành công dù phải đối mặt với các thách thức đó!
Mục lục bài viết
- Cách thức hoạt động của Google Ads đối với các Thương hiệu Thực phẩm chức năng
- Các loại chiến dịch cho các Thương hiệu Thực phẩm chức năng
- 5 Thách thức mà Thương hiệu Thực phẩm chức năng khi sử dụng Google Ads.
- Các lựa chọn thay thế Google Ads
- Google Ads có phù hợp cho các Thương hiệu Thực phẩm chức năng không?
Cách thức hoạt động của Google Ads đối với các Thương hiệu Thực phẩm chức năng
Đối với Google Ads, bạn có thể quảng cáo sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thực phẩm chức năng trên toàn bộ nền tảng của Google, bao gồm những nền tảng sau:
- Kết quả tìm kiếm của Google
- Kết quả tìm kiếm trên tag Shopping
- Tài khoản Gmail
- Trang web của bên thứ 3
- Kênh Youtube
Mỗi vị trí sẽ yêu cầu một loại chiến dịch khác nhau. Nhưng cơ chế hoạt động chung đó là bạn sẽ trả tiền cho Google khi có lượt nhấp vào quảng cáo của bạn.
Số tiền bạn đang trả phụ thuộc vào vị trí bạn muốn quảng cáo hiển thị, và đối tượng muốn tiếp cận.
Các loại chiến dịch cho các Thương hiệu Thực phẩm chức năng
Search Ad
Search Ads, thường gọi là Quảng cáo văn bản (là định dạng quảng cáo phổ biến nhất của Google Ads).
Thương hiệu cho Google biết từ khóa muốn quảng cáo, chi phí cho mỗi nhấp chuột và thương hiệu tự tạo ra một quảng cáo.
Dưới đây là ví dụ thực tế về giao diện quảng cáo văn bản đối với thương hiệu thực phẩm chức năng:
Search Ads sẽ giúp bạn tiếp cận những người đang tìm kiếm các sản phẩm tương tự với sản phẩm của bạn.
Trong Search Ads, điều quan trọng là phải phân biệt giữa các từ khóa có thương hiệu, – đây là những từ người dùng đang tìm kiếm thương hiệu của mình và từ khóa chung chung.
Những người đang tìm kiếm thương hiệu của bạn đã biết (và có khả năng biết) về bạn, vì vậy tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn rất nhiều.
Nhưng số lượng người tìm kiếm thương hiệu của bạn bị hạn chế vì điều này phụ thuộc vào nhận thức về thương hiệu trên thị trường và các chiến lược tiếp thị khác.
Với các từ khóa khác, người tiêu dùng có thể tìm kiếm một danh sách về “thực phẩm chức năng cho tập luyện” hoặc một sản phẩm cụ thể “thực phẩm chức năng vitamin d”.
Vì họ không đặc biệt tìm kiếm thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn, nên sự cạnh tranh với các thương hiệu khác sẽ khốc liệt hơn. Từ đó, chi phí trên mỗi nhấp chuột cao hơn và tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn.
Shopping AdsShopping Ads là quảng cáo có hình ảnh sản phẩm, bạn sẽ thấy trong kết quả tìm kiếm của Google. Để bắt đầu chạy những quảng cáo này, bạn cần kết nối cửa hàng trực tuyến với Google Merchant Center (là một công cụ miễn phí của Google). Thông qua đó, bạn có thể gửi tất cả dữ liệu sản phẩm của mình cho Google bằng nguồn dữ liệu sản phẩm. Sau đó, Google Ads sẽ xử lý thông tin đó để tạo Shopping ads. Dưới đây là ví dụ về Shopping Ads: Không giống như Search Ads, bạn không thể chọn từ khóa bạn muốn. Google sẽ sử dụng dữ liệu của sản phẩm để xác định các cụm từ tìm kiếm tốt nhất để hiển thị cho Shopping Ads. Công việc của bạn là xác định chi phí bạn sẽ chi trả cho mỗi lần nhấp chuột là bao nhiêu. Điều này giúp bạn có một bắt đầu dễ dàng hơn rất nhiều, nhưng cũng sẽ khó hơn nếu muốn tối ưu hóa các chiến dịch đang chạy. |
Display AdsBên cạnh việc hiển thị quảng cáo trên các trang kết quả tìm kiếm của Google, bạn cũng có thể chạy quảng cáo trên Google Display Network. Đối với Display ads, bạn có thể hiển thị banner quảng cáo trên các trang web thuộc Display Network của Google. Đây là môi trường rất lớn, chứa tất cả các loại trang web khác nhau, từ Reddit đến The Huffington Post. Hãy xem Display Ad về thực phẩm chức năng về giấc ngủ Olly: Chiến dịch hiển thị có tiềm năng RẤT LỚN. Bạn thực sự có thể trả hàng trăm nghìn đô la MỖI NGÀY cho loại chiến dịch này. Phần khó khăn là xác nhận mức độ hiệu quả của chiến dịch. Hầu hết các vị trí cho những quảng cáo này thường có chất lượng thấp. Và Display Network cũng phải đối mặt với các vấn đề như quảng cáo vô hình và gian lận. Để đặt được kết quả, bạn cần phải thực hiện những điều sau đây:
YouTube AdsLoại chiến dịch cuối cùng là YouTube Ads. Có một loại các chiến dịch khác cũng hiển thị quảng cáo trên YouTube. Đó là Search Ads, Shopping Ads, và Display Ads. Nhưng trong phần này, chúng tôi muốn đề cập về YouTube Ads (là quảng cáo video). Đây có lẽ là loại chiến dịch khó thực hiện nhất trong tất cả các loại chiến dịch. Vì nội dung thích hợp đóng một phần quan trọng trong thành công của chiến dịch, đây không đơn giản là tạo ra một video. Muốn thành công bạn cần thử nghiệm nhiều video khác nhau và hiển thị cho những đối tượng tiềm năng nhất. Đây là một vấn đề khó nhưng có thể mang lại lợi nhuận cao nếu bạn thành công. Ví dụ, khi tạo video trên YouTube, bạn sử dụng những video này để thiết lập chiến dịch qua Google Ads bằng cách chọn một trong những chế độ targeting do Google cung cấp cho YouTube. Chúng rất giống với các tùy chọn targeting cho Display Ads. Dưới đây là ví dụ về quảng cáo hiệu quả trên YouTube từ thương hiệu Ritual: 5 Thách thức mà Thương hiệu Thực phẩm chức năng khi sử dụng Google Ads.Bây giờ, bạn đã có cái nhìn tổng quan khi làm việc với Google Ads. Mục tiêu của phần này là đi sâu vào những thách thức cụ thể mà các thương hiệu thực phẩm chức năng phải đối mặt khi quảng cáo trên Google Ads. Thách thức 1: Chi phí cho mỗi lần nhấp chuột rất caoNhư đã đề cập ở trên, cạnh tranh trong ngành công nghiệp thực phẩm chức năng rất khốc liệt. Điều đó được phản ánh trong chi phí cho mỗi nhấp chuột, là một trong những chi phí cao nhất trong các ngành thương mại điện tử. Trả $ 5-7 cho một lần nhấp chuột vào một từ khóa như “thực phẩm chức năng về giấc ngủ”. Lý do đầu tiên về chi phí cho mỗi lần nhấp chuột cao là do có nhiều công ty cạnh tranh cho cùng vị trí tương tự, nguyên tắc về cung và cầu. Lý do thứ hai là giá trị tiềm năng của mỗi nhấp chuột là khác nhau đối với các thương hiệu khác nhau. Nếu một doanh nghiệp (đã thành lập) biết rằng doanh số bán hàng hôm nay, có thể mang lại $400 lợi nhuận trong vài tháng tới. Doanh nghiệp này có đủ khả năng để đặt giá thầu cao hơn so với một doanh nghiệp đang cố gắng đạt lợi nhuận từ một đơn đặt hàng duy nhất trị giá $35! Đây là điều khiến các thương hiệu mới rất khó thâm nhập vào ngành bằng cách sử dụng Google Ads. Bởi vì họ chưa biết doanh thu của mình nên đang chi tiêu quá tay nhưng không hiệu quả. Một số thương hiệu thực phẩm chức năng cố gắng giải quyết thách thức này bằng cách kêu gọi đầu tư để có thể chi tiêu cùng mức với các công ty cạnh tranh và hy vọng sẽ đuổi kịp họ. Những công ty khác hiểu rõ hơn về những cụm từ mà họ quảng cáo. Thay vì “vitamin tổng hợp tốt nhất”, hãy nghĩ đến “vitamin tổng hợp cho người chạy bộ thuần chay”. Và những công ty khác chỉ cần loại bỏ một phần của Google Ads khi bắt đầu thực hiện và tập trung vào đáp ứng nhu cầu theo các cách khác nhau! Thách thức 2: Điều hướng các chính sách chăm sóc sức khỏe & dược phẩm của GoogleBạn chỉ đang trả tiền cho Google cho mỗi lần nhấp chuột, nhưng điều đó không đảm bảo rằng quảng cáo của bạn sẽ thực sự được hiển thị. Đối với mục thực phẩm chức năng, Google muốn đảm bảo rằng các nhà quảng cáo tuân thủ các chính sách của mình về chăm sóc sức khỏe và thuốc. Nếu không thực hiện theo có thể dẫn đến việc từ chối sản phẩm, quảng cáo hoặc tệ hơn là tạm khóa tài khoản. Đặc biệt nếu bạn là một thương hiệu bán các thực phẩm chức năng chất lượng, bạn nên tuân thủ 100% tất cả các quy tắc và quy định của Google. Nếu vi phạm chính sách, Google sẽ gây khó khăn cho bạn. Hầu hết các thương hiệu thực phẩm chức năng sẽ bị tạm khóa tài khoản Google Merchant Center vào một thời điểm nào đó. Google thường không rõ ràng về các vấn đề xảy ra, vì vậy bạn sẽ nhận được những lý do mơ hồ cho việc từ chối hoặc đình chỉ. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc khắc phục sự cố thực tế. Vì hầu hết các bước kiểm tra điều khoản sẽ diễn ra tự động, nên bộ phận hỗ trợ của Google cũng không thể thực hiện hoặc cung cấp nhiều insight. Thách thức 3: Giới hạn tính năng trong Google AdsNếu bạn đang bán thực phẩm chức năng, Google sẽ giới hạn một số tính năng nhất định của nền tảng. Thách thức phổ biến nhất là các thương hiệu thực phẩm chức năng không thể sử dụng Dynamic Remarketing để quảng cáo sản phẩm. Điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu suất của chiến dịch như Smart Shopping hoặc Performance Max. Google phân loại đây là “quảng cáo được cá nhân hóa“. Vì nếu bạn đang tìm một thực phẩm chức năng nhạy cảm, bạn không muốn quảng cáo xuất hiện ở các nơi khác Các tính năng khác không thể sử dụng bao gồm:
Mặc dù Google hạn chế các tính năng này, nhưng những dịch vụ khác vẫn có thể sử dụng để hỗ trợ các chiến dịch Google Ads. Thách thức 4: Khó đăng kýCách để làm cho hoạt động kinh doanh thực phẩm chức năng thu hút người tiêu dùng và sử dụng lâu dài. Tỷ lệ mua hàng lặp lại dẫn đến giá trị vòng đời của khách hàng cao. Lợi nhuận này dùng để bạn trả phí quảng cáo ngay lần đầu. Khi các công ty phát triển theo cùng một hướng, khách hàng ngày càng khó lựa chọn hơn. Đặc biệt, nếu họ chưa bao giờ nghe về thương hiệu của bạn hoặc chưa dùng mẫu sản phẩm, họ sẽ không đăng ký cả gói, ngay cả khi họ có thể tiết kiệm 20%. Vì vậy, công ty nên chuẩn bị mẫu thử hoặc đảm bảo rằng người dùng có thể hủy gói bất kỳ lúc nào. Thách thức 5: Quảng cáo cho một số sản phẩm bị cấmBạn không thể dùng Google để quảng cáo các sản phẩm bị cấm.Danh sách chính xác của các sản phẩm bị cấm sẽ tùy thuộc vào từng quốc gia. Google có một danh sách riêng về các sản phẩm, chất hoặc thành phần bị cấm. Nên các sản phẩm có thành phần như liệt kê sẽ bị cấm. Các lựa chọn thay thế Google AdsNếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp về thực phẩm chức năng, bạn sẽ nhận ra rằng có nhiều tùy chọn để thúc đẩy lượt truy cập vào trang bán hàng của mình Trên thực tế, bạn có thể hơi choáng ngợp vì trước các lựa chọn khác nhau. Sau đây là một số cách thay thế phổ biến nhất cho Google Ads và sự khác nhau giữa chúng. Facebook & Instagram Ads vs Google AdsCả Instagram và Facebook đều là những nền tảng có khả năng thúc đẩy lượt truy cập cao. Thực phẩm chức năng không nằm ở thiết kế bên ngoài. Các hộp có thể có nhiều màu sắc, nhưng các viên nang thực sự nhàm chán. Giải pháp ở đây là hãy tìm hiểu về phong cách sống, lý do tại sao sản phẩm thực phẩm chức năng của bạn lại quan trọng và sử dụng nhiều quảng cáo bằng hình ảnh hoặc video hơn trên nền tảng này. Sự khác biệt chính giữa Facebook Ads và Google Ads là trên Facebook, mọi người không thực sự tìm kiếm sản phẩm. Họ chỉ đang lướt tin tức và quảng cáo của bạn làm gián đoạn hoạt động đó. Đây là sự khác biệt tương tự với Display Ads hoặc YouTube Ads. Điểm này hoàn toàn trái ngược với Search Ads hoặc Shopping Ads. Đối với các quảng cáo này, bạn chỉ hướng đến những người đang thực sự tìm kiếm các sản phẩm bạn đang bán. Trong lĩnh vực tiếp thị, đây được gọi là ý định mua hàng cao. Quảng cáo này có thể không hiệu quả bằng quảng cáo kia, nhưng đòi hỏi cách tiếp cận rất khác! SEO vs Google AdsTối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là quá trình tối ưu hóa trang web, để từ xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Đối với Google Ads, bạn không cần phải tối ưu hóa trang web về thực phẩm chức năng và có thể mua luôn ở đầu trang. Tăng lượt truy cập thông qua SEO thường là quy trình dài hạn, mất 6 tháng trở lên để thấy kết quả. Google Ads sẽ thu được lượng click nhanh nhưng nhược điểm là mất phí cho mỗi lần đó. Lượt truy cập sẽ ngừng khi bạn không thanh toán. Như đã đề cập ở trên, đây là một cách để phá vỡ các CPC rất cao mà bạn đang trả phí trên Google Search & Shopping. Đối với SEO, bạn thường phải đầu tư từ sớm, khi bạn chưa có xếp hạng ổn định, nhưng khi thành công, SEO cơ bản là miễn phí. Đối với CPC cao, bạn nên đầu tư sớm để xếp hạng cho các cụm từ quan trọng theo mức độ organic của nó. Tiếp thị liên kết vs Google AdsLựa chọn thay thế cuối cùng là tiếp thị liên kết. Đối với tiếp thị liên kết, bạn sử dụng các trang web khác hoặc những người có tầm ảnh hưởng để thay mặt bạn quảng bá sản phẩm của mình. Không giống như Google Ads, bạn không phải trả phí cho các lần nhấp chuột mà chỉ trả hoa hồng khi bạn thực sự bán được sản phẩm của mình. Bạn tiếp cận ai để thay mặt bạn tiếp thị các sản phẩm và số tiền bạn trả cho họ sẽ quyết định mức độ thành công của kênh tiếp thị này đối với doanh nghiệp của bạn!
|
Google Ads có phù hợp cho các Thương hiệu Thực phẩm chức năng không?
Trong bài viết này, bạn sẽ thấy Google Ads hiệu quả như thế nào khi quảng bá thương hiệu thực phẩm chức năng.
Nhưng nó không dành cho các doanh nghiệp chưa thực sự phát triển, hoặc các doanh nghiệp mới.
Đối với các doanh nghiệp đã phát triển, việc nắm chắc chỉ số giá trị vòng đời sẽ giúp họ biết chính xác chi phí phải trả.
Nhiều thương hiệu mới “hy vọng” sẽ kiếm được lợi nhuận vừa đủ , nhưng điều đó có thể dẫn đến thua lỗ nghiêm trọng.
Vì vậy, hãy đọc bài viết này để hiểu kỹ hơn những chiến dịch nào (nếu có) sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn tại thời điểm này!