Làm cách nào bạn có thể kể một câu chuyện bằng cách xem số liệu Analytics? Nên phân tích dữ liệu nào trước? Để có thể kể một câu chuyện hoàn chỉnh bằng cách xem các báo cáo, điều quan trọng là phải đặt câu hỏi chính xác. Và để tăng khả năng thành công với dữ liệu đã thu thập, bạn cần xác định các điểm phân tích chính và không bị lạc trong mê cung của nhiều chỉ số GA4 và dimensions. Ngoài ra, điều quan trọng là phải học cách hiểu tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp được phản ánh như thế nào trong các chỉ số Analytics.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến 11 chỉ số GA4 đóng vai trò chính trong quá trình phân tích dữ liệu toàn diện.

Chỉ số là gì (Metric)? 

Chỉ số là phép đo định lượng được biểu thị dưới dạng tổng hoặc tỷ lệ.

Nói cách khác, chỉ số là một tập hợp các số trong Analytics cung cấp cho bạn thông tin về webpage.

Bạn có thể phác thảo ưu và nhược điểm của doanh nghiệp một cách rõ ràng và xác định các khía cạnh cần cải thiện. 

Nếu bạn biết cách đọc báo cáo dựa trên những con số này, bạn có thể đưa doanh nghiệp của mình lên một tầm cao mới.

 

GA4 cung cấp rất nhiều chỉ số cần theo dõi, nhưng làm cách nào bạn có thể chỉ tập trung vào những chỉ số liên quan nhất?

Chúng tôi đã phác thảo tổng quan về các chỉ số cung cấp insight có giá trị về hiệu suất doanh nghiệp: 

1. Chỉ số GA4: Users

Chỉ số user GA4 là chỉ số chính cho phép bạn hiểu đối tượng mục tiêu. Chỉ số hiển thị tổng số người dùng đã tương tác với webpage. Bằng cách phân tích chỉ số này, bạn có thể tìm hiểu xem khách hàng đang tương tác với webpage như thế nào.

Cũng có thể hiểu liệu nội dung của bạn có đủ tương tác hay không và doanh nghiệp của bạn có thể hiện một số động lực tích cực về việc tăng số lượng user hay không.

Chỉ số GA4: Users

Actionable question: Nội dung có thu hút nhiều user hơn không?

2. Chỉ số GA4: Sessions

Chỉ số cơ bản này đang hiển thị cho bạn số session bắt đầu trên web hoặc app.

Mặc dù khái nhiệm session-scope của Universal Analytics không có trong GA4, nhưng session vẫn đại diện cho một trong những chỉ số chính trong báo cáo. 

Hơn nữa, chỉ số này đã được cải thiện đáng kể so với UA, vì các session mới không được bắt đầu trong GA4 nếu cùng một user đến từ một nguồn traffic khác. Do đó, GA4 sẽ phản ánh số lượng người truy cập website chính xác hơn.

Chỉ số session GA4 rất quan trọng đối với phân tích, vì chỉ số này giúp bạn xác định lượng lưu lượng truy cập được tạo và phát hiện một số xu hướng trong user behavior.

Chỉ số GA4: Sessions
Action question: Làm cách nào để tăng traffic?

3. Chỉ số GA4: Engagement Rate

Đây là chỉ số GA4 mới cho phép bạn xác định cách khách hàng đang tương tác với nội dung của bạn. Bạn cũng cần hiểu thế nào là một session được tương tác trong GA4.

Session được xem là đã tham gia vào tương tác nếu đáp ứng một trong những điều kiện sau:

  • Kéo dài hơn 10 giây
  • Dẫn đến 1 hoặc nhiều conversion event
  • Dẫn đến 2 lượt xem trang/màn hình trở lên

Engagement rate GA4 được tính toán theo cách sau: Session tương tác được chia theo Sessions.

Engagement rate là chỉ số giúp bạn hiểu về trải nghiệm người dùng và cách cải thiện trải nghiệm. Bạn có thể xác định xem nội dung có đáp ứng kỳ vọng của người dùng hay không.

Chỉ số GA4: Engagement Rate

Actionable question: User có tìm thấy những gì họ tìm kiếm không? Làm cách nào có thể tối ưu hóa nội dung?

4. Chỉ số GA4: Average Engagement Time

Đây là chỉ số cơ bản cho bạn biết thời gian trung bình website nằm trong tầm ngắm của user. Average engagement time GA4 được tính bằng tổng thời lượng tương tác của user trên mỗi user đang hoạt động. Con số này rất quan trọng vì nó có thể cho bạn biết nhiều điều về hành trình của user trên website.

Thời gian trung bình cũng phụ thuộc vào loại hình kinh doanh và có thể khác nhau. Do đó, nên xem xét con số này trong các khoảng thời gian khác nhau. 

Chỉ số này có thể giúp bạn đánh giá các khía cạnh khác nhau của webpage, bao gồm tốc độ load, lỗi và giao diện thân thiện với người dùng, tạo thành các yếu tố quyết định về mức độ tương tác của user đang hoạt động. Do đó, mức độ tương tác giảm có thể cung cấp cho bạn một số gợi ý về các vấn đề website cần được cải thiện.

Chỉ số GA4: Average Engagement Time

Actionable question: Điều gì khiến người truy cập rời đi nhanh hơn?

5. Chỉ số GA4: Views

Đây là một chỉ số tương tác quan trọng khác cho biết số lần user xem một webpage hoặc màn hình app.

Bằng việc đánh giá chỉ số view GA4, bạn có thể đưa ra chiến lược SEO khả thi. Ngoài ra, chỉ số view có thể giúp bạn xác định website đang hoạt động như thế nào và những thay đổi của website có thể ảnh hưởng đến user behavior như thế nào.

Chỉ số GA4: Views
Actionable question: Ban có đang cung cấp trải nghiệm người dùng trên website tốt không?

6. Chỉ số GA4: Event Count

Event count GA4 biểu thị số lần user kích hoạt một event nhất định.

Khám phá thông tin về hành trình người dùng sẽ cho phép bạn hiểu khách hàng sâu sắc hơn. 

Các insight được cung cấp giúp bạn có được một kỹ năng tuyệt vời – một khả năng vượt trội để hiểu user và từ đó phục vụ nhu cầu của họ theo cách tốt hơn.

Chỉ số GA4: Event Count

Actionable question: Event hàng đầu của bạn là gì?

7. Chỉ số GA4: Conversions

Chỉ số conversions GA4 cho bạn biết số lần user đã trigger một event có giá trị đối với doanh nghiệp trên website.

Dữ liệu conversion là một phần cần thiết của báo cáo về hiệu suất doanh nghiệp. 

Chỉ số này không chỉ hiển thị mức độ tương tác của user mà còn chỉ ra mức độ thân thiện với user của website, mức độ hiệu quả của các chiến dịch marketing và xu hướng hành vi khách hàng được thiết lập.

 Conversions

Actionable question: Làm cách nào để tối ưu hóa conversion rate?

8. Chỉ số GA4: Conversion Rate

Điều quan trọng là phải biết số lượng conversion nhưng bạn cũng nên xem xét một chỉ số cần thiết khác cho phân tích, đó là conversion rate (CR). Nó có thể giúp bạn cung cấp insight về hiệu suất của các chiến dịch hoặc xác định các kênh đang hoạt động tốt hơn hoặc kém hơn. 

GA4 có 2 loại conversion rate: User Conversion Rate và Session Conversion Rate. 

Tóm lại, CR của user là tỷ lệ phần trăm user được chuyển đổi trong khi CR của session là tỷ lệ phần trăm số session, trong đó có bất kỳ conversion event nào xảy ra. Do đó, việc có CR user cao hơn CR session trong báo cáo là điều hoàn toàn bình thường. Chỉ số này là nền tảng cho các nỗ lực marketing, đặc biệt nếu bạn đang điều hành một cửa hàng eCommerce.

Conversion rate

Actionable question: Nguồn traffic nào có hiệu suất cao nhất cho doanh nghiệp?

9. Chỉ số GA4: Lifetime value

Chỉ số này giúp bạn hiểu user có giá trị như thế nào đối với doanh nghiệp dựa trên hiệu suất vòng đời. 

Bạn có thể sử dụng chỉ số này trong việc kết hợp với các nguồn conversion để xác định cách phân bổ tài nguyên marketing hiệu quả nhất để có được những user đó.

Bằng cách phân tích lifetime value GA4, bạn cũng có thể xác định phương pháp nào mang lại cho bạn user cấp cao. Nó cũng giúp bạn xác định số tiền bạn nên đầu tư để có được user mới.

Lifetime Value

Actionable question: User có giá trị như thế nào dựa trên hiệu suất lifetime?

10. Chỉ số GA4: Total Revenue

Chỉ số total revenue GA4 cho biết tổng doanh thu từ các giao dịch mua hàng, đăng ký và quảng cáo.

Chỉ số này giúp bạn đánh giá hiệu quả kinh doanh so với các mục tiêu đã vạch ra. Những con số này giúp doanh nghiệp có thể theo dõi động lực bán hàng và thực hiện các điều chỉnh nếu cần.

Ngoài ra, chỉ số total revenue có thể giúp bạn theo dõi tiến độ bán hàng theo thời gian và giúp bạn đưa ra các giải pháp khả thi để tạo thêm doanh thu.

Total Revenue

Actionable question: Làm cách nào để khuyến khích user mua hàng nhiều hơn?

11. Chỉ số GA4: Advertiser Ads Clicks 

Chỉ số này rất quan trọng nếu bạn đang chạy các chiến dịch quảng cáo, cho bạn biết tổng số lần user đã nhấp vào quảng cáo của bạn. Chỉ số advertiser ads clicks của GA4 có sẵn trong báo cáo nếu bạn đã liên kết GA4 với nền tảng quảng cáo.

Actionable question: Các chiến dịch có tạo đủ số lần nhấp chuột không?

Tóm tắt

Chắc chắn GA4 là một công cụ cho phép bạn tạo các chỉ số tùy chỉnh để hiểu hiệu suất website. Bạn có thể tạo bảng so sánh và phân khúc người dùng để xem dữ liệu từ các góc độ khác nhau. Sự kết hợp mạnh mẽ giữa các chỉ số tiêu chuẩn và tùy chỉnh cùng với các dự đoán do AI cung cấp có thể giúp bạn đào sâu và hiểu khách hàng hơn, từ đó thúc đẩy các chiến lược marketing.

Tóm lại, việc phân tích hiệu suất kinh doanh của bạn phải luôn bắt đầu bằng việc xác định các chỉ số chính cho các báo cáo của bạn.

Mỗi doanh nghiệp bao gồm các khía cạnh và KPI riêng cần được xem xét khi chọn chỉ số để phân tích. Mỗi số liệu được chọn phải phản ánh một mục tiêu kinh doanh nhất định.

Bạn thường sử dụng chỉ số nào trong phân tích? Những câu hỏi chính mà bạn đang hỏi để có thể kể một câu chuyện với dữ liệu của mình là gì?

Tags: