Đại dịch COVID-19 bùng phát là khởi đầu cho công cuộc chuyển đổi số trong các doanh nghiệp
Từ xa xưa dân gian đã có câu “trong cái khó ló cái khôn”, thì chính dịch bệnh do vi-rút corona (COVID-19) buộc nhiều người trên thế giới phải suy nghĩ lại về cuộc sống thường ngày từ công việc đến học tập và các hoạt động vui chơi giải trí. Để đối phó với các lệnh cấm đi du lịch, đóng cửa trường học và các khuyến cáo công dân không tập trung thành nhóm lớn đồng thời phải giữ khoảng cách với người khác nhằm hạn chế sự lây lan của vi-rút, nhiều người đã chuyển sang sử dụng các công cụ kỹ thuật số để duy trì công việc như thường nhật. Điều này bắt buộc phải có sự chuyển đổi kỹ thuật số ở nơi làm việc và trong giáo dục để có thể duy trì hoạt động một cách hiệu quả. Các công ty có thể sử dụng công nghệ để tiếp tục hoạt động và cân nhắc chuyển đổi mô hình kinh doanh trong tương lai bằng cách chuyển đổi số, đây sẽ là những công ty đi tiên phong so với các đối thủ cạnh tranh.
Khả năng làm việc tại nhà
Ngay cả các công ty không đồng tình với mô hình phân tán lực lượng lao động cũng đã buộc phải cho phép nhân viên làm việc tại nhà để công việc vẫn có thể được xử lý trong quá trình thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn sự lây lan của coivd. Theo khảo sát của Workhuman, chỉ 1/3 người dân ở Hoa Kỳ làm việc tại nhà trước khi đại dịch này xảy ra. Twitter và các tổ chức lớn khuyến khích nhân viên của họ làm việc tại nhà và các công ty khác như Google và JPMorgan đang xây dựng các chính sách làm việc từ xa trong trường hợp họ cần chuyển công việc về làm tại nhà (Và Hiện tại Google đã cho phép nhân viên làm việc tại nhà cho tới tháng 6 năm 2021; Hầu hết một phần tư triệu nhân viên của JPMorgan Chase & Co. đã làm việc tại nhà trong hơn một tháng. Một số có thể được yêu cầu tiếp tục làm như vậy ngay cả sau khi đại dịch kết thúc).
Trong khi làm việc tại nhà mang lại một số lợi ích được nhiều nhân viên đánh giá cao, thì có nhiều công ty lại thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ để thực hiện phương pháp này mà không có một số biện pháp nào phù hợp để “việc kinh doanh diễn ra như bình thường”. Tuy nhiên, một kết quả bất ngờ thu được trong đại dịch COVID-19 này đó chính là giúp các doanh nghiệp nhận ra lợi ích của việc chuyển đổi công nghệ số.
Khi nhiều thành phố của Trung Quốc bị phong tỏa vì dịch bệnh COVID-19 lan rộng, chính phủ và nhiều công ty đã khuyến khích hàng triệu người dân ở nhà, điều này khiến họ trải qua những niềm vui và sự hỗn loạn khi làm việc tại nhà. Nhìn chung, các công ty Trung Quốc đã được thiết lập với công nghệ thích hợp để có thể làm việc tại nhà, nhưng có một số công ty thì lại không sẵn sàng để thực hiện việc chuyển đổi này.
Mặc dù một số công ty cuối cùng cũng sẽ quay trở lại các chính sách làm việc cứng nhắc tại văn phòng, nhưng chắc hẳn sẽ có một số người nhận ra được lợi ích của việc làm tại nhà mang lại cho nhân viên và trên thực tế, việc này có thể được thực hiện một cách hiệu quả. Nếu không có gì khác, họ sẽ có kinh nghiệm quý báu về những gì cần thiết và làm thế nào để đáp ứng nhu cầu làm việc tại nhà trong tương lai khi giải pháp này được yêu cầu một lần nữa do có một sự bùng phát khác hoặc một lý do khác.
Điều trị từ xa (Telehealth)
Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, đã có một số tiến bộ được thực hiện trong quá trình thử nghiệm phương pháp điều trị từ xa; tuy nhiên, các quan chức y tế cộng đồng đang thúc đẩy các hệ thống chăm sóc sức khỏe để mở rộng dịch vụ chăm sóc và điều trị từ xa thông qua điện thoại thông minh và các công cụ khác.
Công nghệ có thể hỗ trợ phân loại bệnh nhân và chẩn đoán những người không mắc bệnh nhưng đang lo lắng có thể tìm cách điều trị tại các cơ sở quá đông bệnh nhân bằng cách nói chuyện với họ thông qua các công nghệ hỗ trợ điều trị từ xa. Và, việc sử dụng phương pháp điều trị này sẽ hạn chế sự tiếp xúc giữa người với người, điều này cực kỳ quan trọng bởi nó làm giảm quá trình lây lan của vi-rút. Chắc chắn có nhiều lợi thế cho telehealth nhưng cũng có những thách thức cần phải vượt qua. Các hệ thống chăm sóc sức khỏe cần được giải quyết càng sớm càng tốt trước tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay. Trên thực tế, một dự luật tài trợ cho việc chống vi-rút corona tại Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ qua các quy tắc thường hạn chế các dịch vụ video cho mọi người về vấn đề chăm sóc sức khỏe, một động thái thực sự nhấn mạnh tiềm năng của telehealth không chỉ trong đợt dịch bùng phát hiện tại này mà còn cả trong tương lai.
Học từ xa
Khi đại dịch COVID-19 lan rộng khắp các quốc gia, nhiều trường học và trường đại học bắt đầu chuyển sang các phương pháp học tập ảo. Nhiều trường đại học quyết định chuyển đổi phương pháp học tập cho học kỳ còn lại thông qua việc học trực tuyến và một số trường cũng đã đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của vi-rút. Trong khi nhiều trường đại học có kinh nghiệm về học tập ảo như Harvard Business School Online đã được chuẩn bị tốt hơn cho sự thay đổi về phương pháp học, phần lớn các tổ chức giáo dục không thực sự được thiết lập cho các lớp học trực tuyến.
Một số học viện K-12 đang biến thành các cơ sở học tập ảo, giáo viên và quản trị viên cần phải đảm bảo rằng tất cả trẻ em đều có quyền truy cập vào công nghệ và các công cụ cần thiết để tiếp tục học ở nhà. Việc chuyển đổi sang giáo dục công nghệ số chắc chắn sẽ bị gián đoạn vì không được lên kế hoạch cụ thể trong giai đoạn mà vi-rút corona đã bùng phát trên diện rộng, tuy nhiên đây sẽ là tiền đề để giáo viên và các tổ chức giáo dục chuẩn bị tốt hơn trong tương lai.
Tại Trung Quốc, Tập đoàn Công nghệ & Giáo dục New Oriental đã hợp tác với Agora.io – nền tảng phát tương tác trực tuyến để nhanh chóng tìm ra các công cụ kỹ thuật số để đưa vào hoạt động ở Trung Quốc theo thời gian chặt chẽ để giáo dục có thể tiếp tục sớm nhất có thể.
Các sự kiện ảo
Cùng với nhiều hội nghị trực tiếp bị hủy bỏ trên toàn thế giới vì sự bùng phát của dịch COVID-19 thì có một số hội nghị đang chuyển thành các sự kiện ảo. Hội nghị đầu tiên bị hủy vì những lo ngại về sự an toàn của con người là Đại hội Mobile World, nơi tập hợp các nhà sản xuất điện tử hàng năm. Sự kiện Google Cloud Next ‘ 20 của Google đóng vai trò là yếu tố Kết nối kỹ thuật số và hứa hẹn sẽ là một cuộc hội thảo kéo dài ba ngày và trở thành một sự kiện mang tính chất “nhiều ngày, miễn phí, toàn cầu, đầu tiên về kỹ thuật số” sẽ sử dụng nội dung của the Next ‘2020 cũng là một sự kiện điển hình trong giai đoạn dịch COVID-19 này. Collison, hội nghị công nghệ phát triển nhanh nhất ở Bắc Mỹ, là một hội nghị khác chuyển sang một hội nghị ảo như Collison từ Home, sự kiện trực tiếp đã bị hoãn lại đến tháng 6 năm 2021. Hiện tôi đang sắp xếp để quay lại bài phát biểu quan trọng của mình cho Diễn đàn toàn cầu của SAS, một diễn đàn cũng bị biến thành một diễn đàn ảo vì vi-rút corona để mọi người đều có thể xem được.
Hội nghị là một ngành công nghiệp nghìn tỷ đô và là một phương thức quan trọng để trao đổi ý tưởng và xây dựng các mối quan hệ chuyên nghiệp. Một số công ty đang cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa các sự kiện trực tiếp và các sự kiện ảo bằng các nền tảng có kết hợp video, kết nối mạng và nhiều hơn nữa để cố gắng nắm bắt hết thông tin, nội dung của một hội nghị trực tiếp đồng thời ứng dụng công nghệ của các công cụ ảo vào công việc.
Sự bùng phát virus đã khiến các nhà tổ chức hội nghị và chủ doanh nghiệp phải trăn trở nhiều hơn nữa để có thể đưa ra một số giải pháp thay thế hiệu quả hơn vì sự an toàn của cộng đồng. Sự thúc đẩy này cũng có thể dẫn đến sự đổi mới cho tương lai về cách mọi người gặp gỡ và tương tác với nhau tốt hơn.
Công nghệ
Làm việc từ xa và học tập trực tuyến sẽ trở nên dễ dàng hơn với các công cụ cộng tác và làm việc theo nhóm như Tencent’s WeChat Work hay Alibaba-owned DingTalk. Để đối phó với đại dịch COVID-19, nhiều công ty công nghệ đang tung ra các công cụ hỗ trợ các công ty và tổ chức có thể làm việc từ xa với thời gian dùng thử lâu dài hoặc với mức chi phí thấp hơn. Ví dụ như:
- Google đang cho phép truy cập miễn phí các tính năng nâng cao thường được tính phí mỗi tháng trước đây cho Hangouts Meet đến tất cả khách hàng của G Suite và G Suite Education trong vài tháng.
- Microsoft đã cung cấp bản dùng thử miễn phí sáu tháng cho các team Microsoft hàng đầu của mình để cho phép các trường học, bệnh viện và doanh nghiệp ở Trung Quốc tiếp tục hoạt động ngay cả trong hoàn cảnh bùng phát của dịch vi-rút corona.
- Zoom, nhà cung cấp hội nghị trực tuyến video có trụ sở tại Hoa Kỳ nhận thấy giá cổ phiếu của mình tăng trong cuộc khủng hoảng; rõ ràng mọi người đang nhìn thấy giá trị của các công cụ làm việc từ xa. Zoom đã tăng thời lượng giới hạn 40 phút từ kế hoạch Basic miễn phí cho Trung Quốc khi coronavirus tấn công nước này. Các bác sĩ ở Trung Quốc từ hơn 1.000 bệnh viện đã sử dụng dịch vụ này để tư vấn trực tuyến.
- LogMeIn đang tạo cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, các tổ chức giáo dục, các tổ chức phi lợi nhuận có thể truy cập vào các công cụ hội nghị video của mình, bao gồm GoToMeeting và GoToWebinar.
- Cisco đang củng cố công cụ Webex của mình để hỗ trợ các công ty đúng cách trong giai đoạn đại dịch vi-rút corona phát triển tại 44 quốc gia, bao gồm dịch vụ hỗ trợ 24/7 cho các doanh nghiệp sử dụng công cụ này.
Bernard Marr là một tác giả với những tác phẩm bán chạy nhất trên thế giới, là diễn giả chính, nhà tương lai học, và là cố vấn kinh doanh và công nghệ chiến lược cho chính phủ và công ty. Ông giúp các tổ chức cải thiện hiệu suất kinh doanh, sử dụng dữ liệu thông minh hơn và hiểu được ý nghĩa của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, các khối thông tin và những điều bí ẩn về Internet.
LinkedIn đã xếp Bernard là một trong 5 người có ảnh hưởng về kinh doanh hàng đầu thế giới. Ông là người đóng góp thường xuyên cho Diễn đàn kinh tế thế giới và là một tác giả lớn của các chuyên mục cho Forbes. Mỗi ngày, Bernard tích cực thu hút 1,5 triệu người theo dõi trên mạng xã hội và nội dung ông chia sẻ có thể tiếp cận hàng triệu độc giả.
Để biết thêm về AI (trí tuệ nhân tạo) và các xu hướng công nghệ khác, hãy xem cuốn sách mới Xu hướng công nghệ trong thực tế của Bernard Marr: 25 công nghệ đang thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hiện đã có sẵn để đặt hàng trước.