GA4 gần đây đã thay thế Bounce rate bằng một hình thức mới để đo lường sự tham gia của người dùng. Đây là những gì bạn cần biết.

Tỷ lệ thoát (Bounce rate) là một số liệu (metric) được đề cập rất nhiều khi thảo luận về sự tham gia của người dùng, nhưng nó không nhất thiết là số liệu quan trọng nhất của trang web nhưng nhiều người nghĩ. Điều này phần lớn là do những thay đổi cơ bản với cách các trang web được thiết kế ngày nay (so với 10-15 năm trước, khi GA là một công cụ khá mới lạ được sử dụng để phân tích trang web) và cách người dùng tương tác với chúng.  Google Analytics gần đây đã thay thế bounce rate bằng một hình thức mới để đo lường sự tham gia của người dùng. Đây là những gì bạn cần biết.

Bounce Rate đại diện cho cái gì

Một “bounce” được ghi lại bất cứ khi nào người dùng truy cập một trang duy nhất trên trang web hoặc ứng dụng của bạn mà không có tương tác nào khác.

Nhưng Bounce Rate thường chỉ nói lên rằng hiện tại đang có vấn đề phát sinh, ta cần phải đào sâu để tìm lý do người truy cập thoát ra khỏi trang. Nó có thể là một vấn đề với nội dung của bạn không cung cấp giá trị thích hợp cho khách truy cập tiềm năng của bạn, nhưng vấn đề có thể là kết nối chậm, bị hỏng hoặc nội dung chưa được thiết kế để đáp ứng. Mặc dù vậy, tỷ lệ thoát đã trở thành một trong những tiêu chuẩn trên thực tế để đo lường sự tham gia một cách nhanh chóng trong khoảng một thập kỷ.

Đây là Bounce Rate trong Universal Analytics:

Bounce Rate GA3

Cập nhật mới từ Google Analytics về chỉ số Bounce Rate 11/7/2022cập nhật mới nhất của GA4 đối với chỉ số bounce rate

Tại sao Bounce Rate bị loại bỏ trong Google Analytics 4

Vấn đề với bounce rate là nó không phải là chỉ số để thể hiện thực tế sự tham gia của người dùng hiệu quả và nó đang dần trở nên kém hiệu quả hơn khi cách chúng ta tương tác với web đang thay đổi. Khi nhiều người truy cập các trang web bằng điện thoại và các thiết bị khác không phải là PC hoặc máy tính xách tay, những kiểu thiết kế web như ứng dụng trang đơn (single page apps) đã trở thành một lựa chọn phổ biến hơn. Vì các loại trang này không yêu cầu nhấp chuột để tương tác, tỷ lệ thoát thực sự có thể đưa ra kết luận rất không chính xác về mức độ hiệu quả của sự tương tác với khách hàng.

Vấn đề phức tạp hơn nữa là trên thực tế, không phải tất cả nội dung được thiết kế để thúc đẩy lưu lượng truy cập. Nếu trang chủ (landing page) của bạn được thiết kế để cung cấp cho người dùng của bạn tất cả thông tin họ cần một cách nhanh chóng hoặc bạn đang chạy một trang web tin tức định kỳ, tỷ lệ thoát cao có thể là ưu tiên thay vì là mối lo ngại. Và với nhiều nhà bán lẻ sử dụng kết hợp các trang dịch vụ (service pages) và blog dạng dài, lượng tương tác bạn muốn có thể thay đổi tùy thuộc vào nội dung của trang. Mặc dù bounce rate có thể từng được sử dụng để chẩn đoán, xác định một vấn đề đang phát sinh, nhưng bây giờ, quá chú trọng vào nó sẽ làm bạn lạc lối.

Do những lý do này, người dùng đã cố gắng hết sức để tìm được tỷ lệ thoát chính xác hơn, ví dụ, bằng cách sử dụng “event” trong Universal Analytics như theo dõi thời gian kéo chuột sau đó có thể nắm bắt hoạt động trên trang web và ngăn chặn phiên đó là một bounce. Tuy vậy, ngay cả những cách này không thực sự cho bạn hiểu rõ hơn về sự tham gia của trang web.

Làm thế nào một phiên tham gia khác với Bounce Rate

GA4 đã loại bỏ hoàn toàn bounce rate khỏi giao diện và thay thế nó bằng một số liệu mới cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về hành vi thực tế của khách truy cập trang. “Các phiên tham gia” (“Engaged sessions”) đóng vai trò như bounce rate ngược- đo lường tương tác tích cực thay vì đo lường các không tương tác – và khi làm như vậy, chúng cho phép bạn hiểu biết toàn diện hơn về cách người truy cập tương tác với nội dung. 

Các phiên tham gia (“Engaged sessions”) được ghi lại khi người dùng ở lại trang web của bạn hơn 10 giây, xem một hoặc nhiều trang hoặc có sự chuyển đổi (“conversion”). Các sự kiện chuyển đổi (“Conversion events”) có thể bao gồm nhiều điểm tương tác khác nhau, bao gồm việc sử dụng thanh tìm kiếm của trang web, đăng ký nhận thông tin qua email và theo dõi trên phương tiện truyền thông xã hội.

Kết quả là để có một sự hiểu biết đầy đủ hơn về trải nghiệm của khách hàng và có thể giúp bạn cấu trúc tốt hơn chiến lược thiết kế và tối ưu hóa trang web của mình. Các phiên tham gia có thể cho bạn biết nếu khách hàng của bạn đang tương tác với từng trang theo cách bạn muốn và có thể cho bạn một bức tranh toàn diện hơn về những điều họ tìm kiếm trên trang web của bạn. Tỷ lệ tương tác, phiên tham gia và thời gian tương tác đều có thể được tìm thấy trong cùng một báo cáo trong GA4.

Theo Kristaseiden.com